Home > database > sql

[Sql cơ bản bài 2] Cú pháp và các lệnh trong sql

[Sql cơ bản bài 2] Cú pháp và các lệnh trong sql

Chào mọi người! Trong serise này mình xin viết lại chủ đề về Sql cơ bản bài 2 : “Cú pháp và các lệnh trong sql”. Ở bài trước các bạn đã hiểu hơn về SQL rồi thì chúng ta bắt đầu chinh phục SQL tiếp thôi nào! Tài liệu này được biên soạn từ thực tế của mình và tổng hợp thêm từ nhiều nguồn khác nhau. Trong quá trình soạn bài viết này sẽ có những sai sót mong các bạn đóng góp, phản hổi đề tài liệu này được cập nhật phiên bản tốt hơn.

Câu lệnh SQL

Hầu hết các hành động và thao tác chúng ta cần thực hiện trên cơ sở dữ liệu đều được thực hiện bằng câu lệnh SQL. Câu lệnh SQL bao gồm các từ khóa dễ hiểu. Ví dụ về câu lệnh SQL này lấy ra tất cả các bản ghi từ bảng có tên “student“:

SELECT * FROM student;

Ở bảng student trên mình đã chèn dữ liệu từ trước nên khi áp dụng câu lệnh select trên thì kết quả sẽ hiển thi ra tất cả các bản ghi có trong bảng như hình ảnh trên nhé.

SQL có phân biệt chữ hoa và chữ thường không?

Trong SQL KHÔNG phân biệt chữ hoa chữ thường: Từ select SELECT đều giống nhau nhé. Khi chạy câu lệnh sẽ không phát sinh lỗi.

Tại sao lại có dấu chấm phẩy sau câu lệnh SQL?

Dấu chấm phẩy là cách tiêu chuẩn để phân tách từng câu lệnh SQL trong các hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép thực thi nhiều câu lệnh SQL trong cùng một lệnh khi gọi tới máy chủ. Và khi trình bày trên form nhập liệu truy xuất thì sau dấu chấm phẩy chúng ta nên xuống dòng đễ nhìn đẹp hơn. Tổng quan hơn khi viết sai thì dễ fix error lại đúng cấu pháp.

Một số hệ thống cơ sở dữ liệu yêu cầu dấu chấm phẩy ở cuối mỗi câu lệnh SQL.

Một số từ khóa câu lệnh SQL quan trọng nhất

SELECT: Lấy dữ liệu ra từ cơ sở dữ liệu.

UPDATE: Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu.

DELETE: Xóa dữ liệu khỏi cơ sở dữ liệu.

INSERT INTO: Chèn dữ liệu mới vào cơ sở dữ liệu.

CREATE DATABASE: Tạo cơ sở dữ liệu mới.

ALTER DATABASE: Sửa đổi cơ sở dữ liệu.

CREATE TABLE: Tạo một bảng mới.

ALTER TABLE: Sửa đổi một bảng.

DROP TABLE: Xóa một bảng.

CREATE INDEX: Tạo chỉ mục (khóa tìm kiếm):

DROP INDEX: Xóa một chỉ mục.

Kết luận: Khi đọc đến đây thì chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn về cú pháp trong SQL rồi chứ. Chúc các bạn học tập và làm việc tốt nhé.

bbugtea

bbugtea

Là người yêu thích, tìm hiểu quy trình gia công hệ thống phần mền website. Câu tục ngữ yêu thích nhất: "CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM".

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *